Hiện nay, trần thạch cao đang ngày càng trở nên phổ biến trong các công trình xây dựng. Trần thạch cao giúp không gian thêm sang trọng, hiện đại hơn. Vậy quá trình thi công thạch cao như thế nào là đúng tiêu chuẩn? Hãy cùng xây dựng Hưng Thịnh tìm hiểu quy trình này nhé!
Hiện nay trần thạch cao có hai loại chính là trần thạch cao nổi và trần thạch cao chìm. Mỗi loại lại có tính thẩm mỹ và tính năng sử dụng khác nhau.
Dùng máy laser để xác định cao độ treo trần thạch cao. Sau đó dùng bút chì đánh dấu vị trí của thanh viền tường. Dùng đinh thép hoặc vít nở để liên kết các thanh viền tường vào các vị trí đã đánh dấu sẵn trên tường. Nếu dùng đinh thép thì khoảng cách liên kết tối đa là 150mm. Còn nếu sử dụng vít nở thì khoảng cách tối đa là 300mm.
Trần thạch cao
- Đánh dấu các vị trí đặt các bộ ty treo trên trần
- Dùng đinh thép gắn pát thép lên kết cấu trần. Khoảng cách tối đa từ tường bao đến điểm treo đầu tiên là 60cm. Khoảng cách giữa 2 thanh chính T là 120 - 122cm. Khoảng cách tới các điểm treo tiếp theo trên trần nhà là 100cm.
- Sử dụng thước dây để kiểm tra cao độ khoảng hở
- Đo cắt thanh thép với kích thước phù hợp để tạo bộ ty treo cho khoảng hở trần
- Gắn bộ ty treo vào từng vị trí pat thép
- Lắp thanh T chính vào bộ ty treo đã tạo
- Lắp các thanh T phụ vào thanh T chính
- Kiểm tra và căn chỉnh tăng đơ thép cho phù hợp trước khi thả tấm trần. Kiểm tra độ phẳng bề mặt khung xương với máy laser.
Gắn tấm thạch cao vào bộ khung xương đã lắp sẵn. Chú ý sử dụng bao tay khi thi công thạch cao để tránh làm bẩn tấm trần thạch cao.
Các bước tiến hành:
Sử dụng ống nivo hoặc máy laser để lấy dấu chiều cao trần. Xác định và đánh dấu vị trí thanh viền tường. Nên vạch số cao độ trần ở mặt dưới tấm trần.
- Đánh dấu vị trí điểm treo cho các bộ ty treo trên kết cấu trần hiện hữu, khoảng cách tối đa từ tường bao đến điểm treo gần nhất là 400mm. Khoảng cách tới các điểm treo tiếp theo là 1000mm.
- Cố định thanh viền tường vào vách hay tường theo cao độ đã xác định: Bắt vít hoặc đóng đinh với khoảng cách không quá 3mm.
- Xác định điểm treo ty: Đảm bảo khoảng cách tối đa giữa các điểm treo là 1000mm; khoảng cách từ vách tới móc đầu tiên là 400mm.
- Bố trí khung trần: Tùy thuộc bề mặt trần và dòng khung sử dụng mà khoảng cách khung xương lắp đặt sẽ khác nhau, khoảng cách từ 800-1200 mm. Xương chính được liên kết với ty của điểm treo tạo ra khung dọc. Khoảng cách tối đa giữa các thanh dọc này là 1000mm. Đảm bảo các thanh xương được lắp đặt không bị vướng mắc hay gây ảnh hưởng đến các bộ phận khác.
- Lắp đặt các thanh chính của bộ khung xương. Chú ý khoảng cách giữa các thanh sao cho phù hợp với từng loại thanh. Liên kết các thanh phụ vào thanh chính bằng các ngàm trên thanh chính. Liên kết cố định thanh chính và thanh phụ vào vách.
- Cân chỉnh khung trần sao cho ngay ngắn và bề mặt khung thật phẳng. Kiểm tra lại xem cao độ trần đã chính xác với cao độ trong bản thiết kế hay chưa.
Đặt tấm thạch cao lên khung, chiều dài tấm vuông góc với thanh phụ. Đặt các tấm so le với nhau. Dùng vít liên kết tấm vào khung, siết chặt để đầu vít chìm vào trong bề mặt tấm thạch cao. Đảm bảo khoảng cách giữa các điểm bắt vít không quá 200mm đối với cạnh tấm và không quá 300mm đối với bên trong tấm. Sau khi lắp đặt hoàn thiện trần thạch cao, tiến hành vệ sinh sạch sẽ khu vực thi công. Nghiệm thu và bàn giao công trình.
Trên đây xây dựng Hưng Thịnh giúp bạn tìm hiểu quy trình thi công trần thạch cao đúng chuẩn. Chúng tôi hy vọng đã cung cấp thêm thông tin hữu ích về quy trình lắp đặt trần thạch cao. Nếu bạn có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc gì, đừng ngại ngần liên hệ với chúng tôi qua hotline: 0987 404 342 - 0944667499. Đội ngũ nhân viên của xây dựng Hưng Thịnh sẽ tư vấn tận tình và đưa ra cho bạn những lời khuyên hữu ích nhất!
XÂY DỰNG HƯNG THỊNH
Địa chỉ: 44B Lê Thị Riêng, Phường Thới An, Quận 12
Điện thoại: 0987 404 342 - 0944667499 (Mr Hưng)
Email: hungthinh499@gmail.com
Website:www.suanhagiaresg.com